Hiệu quả giống tôm càng xanh Đồng Tháp

Đồng Tháp hiện có 24 cơ sở sản xuất và 1 cơ sở kinh doanh cung cấp khoảng 134 triệu Post/năm, đáp ứng 85% nhu cầu con giống trong tỉnh. Dự kiến, năm 2014 Đồng Tháp có thể tự cung cấp con giống.

Ảnh: Thanh Nhã
Ảnh: Thanh Nhã

Chú trọng chất lượng giống

Theo Sở NN&PTNT Đồng Tháp, tính đến ngày 6/12/2012, diện tích nuôi tôm càng xanh (TCX) trên toàn tỉnh là 1.291,61 ha. Trong đó, huyện Tam Nông diện tích lớn nhất 752,8 ha; huyện Lấp Vò 185,66 ha, Cao Lãnh 107,05 ha.

Thống kê trong toàn tỉnh, sản lượng TCX năm 2012 ước đạt 1.633,34 tấn; năng suất ước 1,26 tấn/ha, giảm 0,3 tấn/ha so với năm 2011; chủ yếu tiêu thụ nội địa.  Năng suất giảm do dịch bệnh trên tôm gia tăng, mực nước lũ thấp gây ảnh hưởng đến môi trường sống và tốc độ sinh trưởng của tôm. Nhiều hộ nuôi tôm vào mùa nghịch, chất lượng tôm giống không đảm bảo, dẫn đến tôm chậm lớn, tỷ lệ hao hụt cao.

UBND tỉnh Đồng Tháp, định hướng phát triển diện tích nuôi tôm càng xanh đến năm 2015 là 4.000 ha; chủ yếu thực hiện mô hình nuôi TCX trên chân ruộng vào mùa lũ (một vụ lúa một vụ tôm). Năm 2013, tỉnh dự định đưa diện tích nuôi TCX lên 1.300 ha, tăng gần 800 ha so với năm 2012.

Công tác quản lý con giống được Đồng Tháp ưu tiên chú trọng, thông qua những đợt tập huấn nâng cao trình độ sản xuất giống theo quy trình kỹ thuật tiên tiến. Tỉnh còn tăng cường chuyển giao quy trình sản xuất giống (Quy trình nước xanh cải tiến có sử dụng chế phẩm sinh học do Trường Đại học Cần Thơ chuyển giao, quy trình nước trong tuần hoàn do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản chuyển giao và nhiều quy trình khác); tổ chức kiểm tra chất lượng đàn tôm mẹ trước khi đưa vào sản xuất; hỗ trợ cấp giống tôm bố mẹ đã qua gia hóa để thay đổi đàn tôm bố mẹ kém chất lượng hiện nay.

Tỉnh còn giám sát công tác kiểm tra thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống với vai trò là đầu mối kết nối giữa doanh nghiệp và người nuôi, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, kịp thời xử lý cơ sở kinh doanh trái phép, không đủ điều kiện sản xuất…

Điển hình Tam Nông

Tam Nông có mô hình nuôi TCX năng suất cao, trở thành “thủ phủ” của mô hình nuôi TCX  trên ruộng lúa mùa nước nổi trên 7 năm liên tục. Có diện tích nuôi thả nhiều trong huyện là các xã Phú Thành B, Phú Thọ, An Long và thị trấn Tràm Chim. Diện tích nuôi tôm của huyện liên tục tăng. Năm 2010, toàn huyện có 131 hộ nuôi và 701 ha diện tích nuôi TCX mùa nước nổi, chiếm 41,6% diện tích nuôi TCX mùa nước nổi của tỉnh. Năm 2011, toàn huyện có 128 hộ thả nuôi và 808 ha diện tích nuôi TCX trong mùa nước nổi (tăng hơn 100 ha so với năm 2010). Năm nay, diện tích nuôi TCX toàn huyện 800 ha; năng suất trung bình 1,3 - 1,6 tấn/ha. Dự kiến năm 2015, toàn huyện đạt 3.000 ha TCX mùa nước nổi.

Nghề nuôi TCX ở Tam Nông phát triển ngày càng vững mạnh. Đã hình thành vùng nguyên liệu theo hướng tập trung sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt, sạch, ổn định, bền vững; đăng ký logo, thương hiệu độc quyền TCX Tam Nông; ký hợp đồng với doanh nghiệp để thu mua tôm với giá có lợi cho người nuôi. Tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa mô hình hợp tác xã TCX gắn với mô hình chuyển giao công nghệ, ổn định thu mua sản phẩm cho người nuôi.

Theo các nhà khoa học và nhiều người nuôi tôm ở huyện Tam Nông: Nuôi TCX trên ruộng mùa nước nổi giúp tăng vòng quay của đất lên 2 - 3 lần/năm, tăng độ phì nhiêu và giá trị sử dụng đất, giảm thoái hóa đất, bảo vệ môi trường...

Lãnh đạo Sở  NN&PTNT Đồng Tháp cho biết thêm: Trong chiến lược phát triển các vùng nuôi, tỉnh dự kiến tập trung đầu tư vào huyện Tam Nông theo hướng đẩy mạnh chính sách quản lý của Nhà nước, gắn kết người mua tôm giống theo hợp đồng kí kết giữa DN và người nuôi; khuyến khích DN thu mua sản phẩm và xuất khẩu với giá cao, không để tư thương ép giá, tạo niềm tin cho người nuôi trong hỗ trợ đầu ra sản phẩm.

>> Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2020 diện tích nuôi tôm càng xanh tăng lên 6.000 ha, sản lượng 9.600 tấn với 1.000 hộ dân tham gia; đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm, nâng cao các yếu tố kỹ thuật nuôi, nguồn thức ăn, thuốc chữa bệnh cho tôm.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 18/01/2013
Dương Thảo
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 18:18 07/05/2024

Giải pháp dinh dưỡng và công nghệ nâng cao năng lực ngành tôm

Ngành tôm nước ta trong các nước châu Á đang mất dần thị phần vì giá thành cao (tăng từ 3,5 USD năm 2009 lên 3,7 USD năm 2023 với tôm cỡ 50-60 con/kg), tỷ lệ chết trong quá trình nuôi có khi lên tới 40-50%.

Tôm thẻ
• 18:18 07/05/2024

Những sinh vật biển có độc tại vùng biển Việt Nam

Du lịch biển ở Việt Nam là từ khóa xuất hiện rất phổ biến, nhất là trong thời tiết nắng nóng như mùa hè hiện nay. Trong đó, hiện tượng ngộ độc hay dị ứng thủy hải sản được lưu tâm hơn cả bởi nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới những tình huống đáng tiếc.

Sứa biển
• 18:18 07/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 18:18 07/05/2024

Tôm đông lạnh có còn giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có?

Ngày này, các loại thực phẩm đông lạnh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản. Vậy tôm đã đông lạnh có còn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe con người hay không? Cùng Tép Bạc tìm hiểu chúng ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú
• 18:18 07/05/2024